Nước ngoài


Cũng vì nghèo, vì đói. Để rồi cũng vì chữ tiền, họ rời xa quê nhà mà đi tha hương lập nghiệp. Để lại bữa cơm một mình mẹ già đoái hoài mong. Để rồi sau cùng là kết cục bi thương! Cụ bà với mái đầu bạc trắng tiễn người đầu xanh về với mây trời...

Ơn sinh thành con xin nợ lại mẹ, nguyện kiếp sau con báo trọn ân tình này. Mái nhà cũ nay vắng bóng con thơ, còn mỗi mẹ già ngày ngày chôn chân nơi mái hiên chờ tin con quay về. Dẫu biết đó là công dã tràng, nhưng con tim vẫn không thể ngừng hi vọng. Hi vọng phép màu sẽ mang con về lại mái tranh này. Xóm làng tiếc thương cho một cuộc đời còn quá non trẻ, ngày đi con hứa khi quay về giúp ích cho quê hương nước nhà. Con ơi! Lời hứa còn đó mà giờ... con ở nơi đâu? Cất tiếng khóc trên mãnh đất mẹ hiền, được nuôi dưỡng từ dòng sữa ngọt của tình thương, những bước đi đầu tiên là sự bao bọc chở che mang nặng ân tình hai tiếng "quê hương"... mà giờ đây con trút hơi thở nơi đất khách quê người, nhịp đập con tim ngừng thở nhưng vẫn còn đọng lại nỗi nhớ nhung quê nhà.

Người đi thì cũng đã đi rồi. Họ đi cũng phải thôi, nghèo đói túng quẫn đã ăn sâu vào da thịt. Thì thứ họ nhìn thấy cũng chỉ toàn là đói với nghèo làm gì mà có tương lai. Như nhân vật ÔNG GIÁO trong tác phẩm LÃO HẠC đã có câu :“ Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? ” Khi cái nghèo đã dần nuốt trọn lý trí của họ, thì cách duy nhất là đành đánh liều mà đi xa khỏi quê nhà, chứ không thể nào chấp nhận cuộc sống bấp bênh bữa ăn bữa đói thế mãi.

Chuyến đi ấy đâu ngỡ chẳng có dịp quay về, một chuyến đi trốn khỏi cái nghèo và cả chuyến đi xa mãi tình thương quê nhà. Họ bị cái nghèo thao túng tâm trí đến nỗi cứ nghĩ nơi khác đâu cũng tràn ngập ánh hồng. "Sống trong chăn mới biết chăn có rận" khi đến nơi rồi mới vỡ mộng trong muộn màng. Đó không phải là một công ti hay xí nghiệp hào nhoáng với những tháng lương hậu hĩnh, cũng chẳng phải đất nước sống trong chữ "sang giàu". Nơi đó họ phải gồng mình chống chọi với cái lạnh từ thể xác lẫn tâm hồn, phải sống trong cảnh thiếu thốn tình tình thương và chẳng còn những bữa cơm ấm nồng dư vị quê nhà. Cái nơi mà họ từng chán ngán cho là nghèo khi trước ấy bỗng chợt trong tìm thức lại thấy thẹn lòng. Dẫu có nghèo nhưng cơm ba bữa có nhau, dẫu có nghèo nhưng tình thương xóm làng chẳng gì đong đếm được và dẫu có nghèo nhưng chính phủ chẳng ngoảnh mặt bỏ rơi bao giờ. Giá mà cuộc đời có chữ "giá như" để họ được sử dụng một lần thôi cũng được. "Giá như tôi chưa từng rời xa quê mình". Nhưng cuộc đời cứ như một bộ phim, được biên soạn kịch bản và con người sẽ thủ vai trên đoạn đường đời lắm gian truân, khổ cực. Nó chỉ khác đôi chút ở kết thúc, bộ phim thường là những kết thúc có hậu - sau cùng vẫn tìm về với hạnh phúc. Còn đời thực lại tựa như một canh bạc, may mắn thì cập bến an toàn trong vẻ vang thắng lợi, còn rủi ro thì chẳng ai dám nghĩ tới bao giờ. Ấy mới biết, quê cha đất tổ vẫn là nơi tuyệt nhất nuôi dưỡng tâm hồn này.

Và nếu như cái thảm kịch ấy không xảy ra, thì dòng người chạy đi kiếm tìm tương lai đó chắc đã vui vẻ gì. Với những ngày làm quần quật mười sáu tiếng trong các nhà máy xí nghiệp cũ nát đầy bụi bặm, với những giấc ngủ không đủ giấc, tối về với căn phòng rộng, mà tại sao khi đông về cô đơn lạnh lẽo quá, có đói thì làm bạn với mì gói chứ lấy đâu ra cơm. Rồi khi tối về anh em đồng hương xúm lại mà nói buồn vui cho nhau nghe, cùng nhau trải lòng. Có những giọt nước mắt đã rơi trên khuôn mặt làm ai cũng tự ti, chỉ vài câu thôi mà đã lắng động cả một nhóm người xa quê, bởi ai rồi cũng nhớ nhà.
Giấc mơ của người trẻ bây giờ lại chết trong cõi lạnh giá của một kiếp đi tìm...

Xem thêm tại https://mvatoi66.blogspot.com/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đừng sợ!

Em Của Hôm Nay Có Ổn Không?

BẠN CÓ BIẾT KHI NÀO MỘT NGƯỜI BỊ TỔN THƯƠNG KHÔNG?